
Phụ lục đính kèm hợp đồng và những lưu ý quan trọng
Những sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng là điều khó tránh khỏi. Khi đó, chúng ta cần phụ lục đính kèm hợp đồng để bổ sung, thay đổi hoặc sửa chữa hợp đồng. Tuy nhiên không phải cũng biết cách làm phụ lục cho hợp đồng chuẩn. Dưới đây là mẫu phụ lục hợp đồng cũng như những lưu ý khi soạn thảo loại văn bản này. Nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình làm hợp đồng nên dừng bỏ qua nhé!

Phụ lục đính kèm hợp đồng là gì?
Chắc hẳn trong cuộc sống, trong kinh doanh bạn đã nghe người ta nhắc đến hợp đồng rất nhiều. Đây chính là một cam kết giữa hai hay nhiều bên để làm hoặc không làm một việc gì đó theo khuôn khổ của pháp luật. Thường thì mỗi loại hợp đồng sẽ có thêm phụ lục đính kèm hợp đồng.
Theo điều 403, bộ luật dân sự năm 2015 thì phụ lục là quy định chi tiết hơn về một số điều khoản trong hợp đồng. Ngoài ra, phụ lục còn là bản sửa chữa hoặc thay đổi của hợp đồng. Do đó, nội dung trong bản phụ lục không được trái với nội dung của hợp đồng ban đầu. Bởi khi các bên chấp nhận phụ lục có điều khoản trái thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Trong tiếng anh, phụ lục hợp đồng được gọi là addendum. Bên cạnh việc sửa đổi các điều khoản phụ lục hợp đồng còn có thể quy định việc gia hạn hợp đồng.

Mẫu phụ lục hợp đồng cơ bản
Một phụ lục đính kèm hợp đồng cơ bản phải đáp ứng những nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Trường hợp có nhiều loại hợp đồng thì ghi rõ tên hợp đồng, số hợp đồng và ngày tháng lập hợp đồng
- Căn cứ vào tên và mục đích hợp đồng để ghi cụ thể các bên giao kết.
- Nếu bên giao kết là cá nhân thì ghi đầy đủ thông tin, bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, CMND hoặc CCCD, hộ chiếu, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên lạc, điện thoại
- Nếu bên giao kết là tổ chức, pháp nhân thì phải ghi rõ thông tin của pháp nhân đó trên giấy đăng ký kinh doanh, bao gồm: mã số kinh doanh, nơi cấp, ngày cấp, ngày thay đổi nội dung đăng ký, địa chỉ trụ sở và kèm theo thông tin người đại diện
- Nội dung chính của bản phụ lục sẽ có lưu ý về sửa đổi hoặc hủy bỏ. Trường hợp sửa đổi, bổ sung thì ghi rõ trước và sau khi sửa đổi. Còn hủy bỏ thì cũng phải ghi rõ hủy bảo điều khoản nào của hợp đồng nào.

Lưu ý khi lập phụ lục hợp đồng
Để có một bản phụ lục đính kèm hợp đồng chuẩn nhất bạn cần tuân thủ những lưu ý sau đây:
Về hình thức
Theo như quy định thì phụ lục hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Vì thế sau mỗi bản hợp đồng cần được đính kèm một phụ lục. Điều này đồng nghĩa với việc nếu hợp đồng được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực,… thì phụ lục hợp đồng cũng phải tuân thủ những quy định như thế.
Về nội dung
Hiệu lực và nội dung của phụ lục phụ thuộc hoàn toàn hợp đồng nên khi xác lập phụ lục phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng. Như vậy, nội dung của phụ lục vừa không được trái với nội dung hợp đồng vừa không được vi phạm luật và đạo đức xã hội.
Mặt khác, khi lập phụ lục cần phải căn cứ vào đối tượng tham gia hợp đồng. Đối tượng này phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận và không được ép buộc, lừa dối.

Các loại phụ lục hợp đồng
Có nhiều cách để chia phụ lục đính kèm hợp đồng, tuy nhiên khi xem xét dựa theo khái niệm thì hiện nay nó được chia làm 2 loại:
Loại 1
Đây là loại phụ lục được viết ra cùng thời điểm với hợp đồng. Ở loại này sẽ có những quy định cụ thể về công việc, hàng hóa, ngày tháng, số liệu, giai đoạn, tiêu chuẩn,.. Thường thì những quy định này tuân thủ theo nguyên tắc hợp đồng chính nhưng được viết ra một cách cụ thể và chi tiết hơn.
Loại 2
Phụ lục này được lập sau khi hợp đồng đã hoàn tất nhằm sửa đổi lại một hoặc một số điều khoản. Nó sẽ có hiệu lực trong việc thay đổi các nội dung như thời gian hợp đồng, thêm hay xóa bỏ điều kiện,…
Tuy hai loại phụ lục hợp đồng này có những nguyên tắc sử dụng riêng nhưng chúng đều không phải thực hiện ký kết. Với phụ lục đính kèm thì trong tương lai không ai có thể chắc chắn được vì vậy nó có thể bị đóng băng.
Cũng giống như hợp đồng, bản phụ lục đều phải nhận được sự đồng thuận của các bên tham gia. Do đó, phụ lục trở thành một phần ràng buộc của hợp đồng. Trong lúc thực hiện bản phụ lục có thể mời một số nhân chứng để đảm bảo tính hợp lệ.
Tóm lại, bản phụ lục đính kèm hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi hợp đồng. Là văn bản không thể tách rời khi hợp đồng có những thay đổi, bổ sung. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất.