
Tài sản đảm bảo tiếng Anh là gì? Điều kiện và quy định của tài sản đảm bảo
Nhiều người thắc mắc tài sản đảm bảo tiếng Anh là gì? Đây có thể là một khái niệm khá mới mẻ nhưng đối với những người theo ngành luật hay một số ngành liên quan lại là một khái niệm rất quen thuộc. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin về tài sản đảm bảo.
Nhằm đảm bảo nghĩa vụ dân sự, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận với nhau về loại tài sản đảm bảo để quá trình giao kết hợp đồng được diễn ra thuận lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. Tài sản đảm bảo có thể là các loại của cải, vật chất, giấy tờ nhà hoặc các loại tài sản thừa kế, có thể được xem xét giá trị đem làm tài sản đảm bảo khi vay vốn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin xoay quanh vấn đề tài sản đảm bảo, mời các bạn cùng theo dõi với chúng tôi.
Định nghĩa tài sản đảm bảo
Theo bộ Luật Dân sự năm 2015, tài sản đảm bảo là tài sản mà bên bảo đảm đưa ra nhằm thể hiện nghĩa vụ dân sự của mình với bên nhận cho sự bảo đảm. Có ba hình thức cá nhân có thể đem ra tín chấp đảm bảo với bên nhận: quyền tài sản, vật hiện hữu và giấy tờ có giá trị. Nếu người vay không đáp ứng những nghĩa vụ pháp lý đối với khoản vay, người cho vay có thể thu giữ tài sản đảm bảo và bán ra để bù lại khoản vay lỗ.
Các loại giấy tờ có giá trị như: sổ đỏ, cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu, giấy tờ nhà, giấy đăng ký bản quyền,… Các loại tài sản bằng hiện vật có giá trị như: nhà, xe, các loại phương tiện giao thông, những loại máy móc, thiết bị hoặc các loại hàng hóa.
Tài sản đảm bảo là các quyền như: quyền thừa kế, bản quyền, quyền đòi nợ, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền khai thác tài nguyên, quyền thừa kế bảo hiểm, quyền sở hữu công nghiệp, quyền góp vốn kinh doanh, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố hoặc một số các loại quyền tài sản khác.
Tài sản đảm bảo là vật như: kim khí đá quý, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa.
Tài sản đảm bảo tiếng Anh là gì?
Vậy tài sản đảm bảo tiếng Anh là gì? Theo bộ từ điển Anh–Việt, tài sản đảm bảo (tài sản thế chấp) trong tiếng Anh được gọi là “Collateral”, cụm từ tiếng Anh này với vai trò là danh từ nên có thể đứng độc lập và giữ chức năng làm chủ ngữ trong câu. Cụm từ này được dùng phổ biến trong các lĩnh vực như ngân hàng, luật,… Nó dùng để thể hiện cho các tài sản được dùng với chức năng làm vật tín chấp, đảm bảo cho ai đó muốn vay vốn ở các ngân hàng hoặc các công ty tín dụng khác.
Một số từ tiếng Anh liên quan đến tài sản đảm bảo
Bên cạnh tài sản đảm bảo “Collateral” trong Tiếng Anh, chúng ta còn bắt gặp các từ vựng khác có liên quan đến tài sản đảm bảo như sau:
Từ vựng |
Ý nghĩa |
Collateral Damage | Tổn thất ngoài dự kiến |
Collateralized Debt Obligation | Nghĩa vụ nợ thế chấp |
Collateral Security | Vật thế chấp, vật đảm bảo |
Marketing Collateral | Tài sản đảm bảo tiếp thị |
Collateral Deflation | Giảm phát tài sản thế chấp |
Những điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo
Theo Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản bảo đảm quy định như sau:
- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu.
- Tài sản bảo đảm có thể mô tả chung (ví dụ: tài sản bảo đảm là hàng hóa, vật tư hay số dư trong tài khoản–vì các loại tài sản này có thể thay đổi hàng ngày và không thể mô tả chi tiết cụ thể) nhưng phải xác định được. Điều kiện này yêu cầu tài sản bảo đảm phải là tài sản tồn tại trên thực tế.
- Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hay tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.
- Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ dân sự được bảo đảm.
Quy định về tài sản đảm bảo thế chấp ngân hàng
Theo Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 của ngân hàng Nhà nước có quy định một số điều kiện về bảo đảm tiền vay, tài sản để vay vốn thế chấp tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng bao gồm:
- Các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và những tài sản gắn liền với đất khác.
- Giá trị quyền sử dụng đất theo pháp luật quy định.
- Trong trường hợp cần phải thế chấp, tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, máy bay theo quy định của Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam.
- Tài sản hình thành trong tương lai như: bất động sản sau thời điểm ký giao dịch thế chấp thuộc quyền sở hữu của khách hàng như: công trình xây dựng, tài sản hình thành từ vốn vay, lợi tức, những bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận.
Trên đây là tổng hợp một số thông tin có liên quan nhằm giải đáp thắc mắc về tài sản đảm bảo tiếng Anh là gì? Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp đến các bạn những thông tin hữu ích về tài sản đảm bảo.