
Có gì trong văn bản hợp nhất luật quản lý thuế?
Sự điều chỉnh nhiều lần của luật quản lý thuế vô hình chung tạo ra những khúc mắc trong lòng người đọc. Lúc này, các văn bản hợp nhất luật quản lý thuế là vô cùng cần thiết. Đây được xem như bảng tổng hợp những vấn đề liên quan đến quản lý thuế. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tiếp cận đến những văn bản này. Chính vì thế trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất về luật quản lý thuế hợp nhất.

Quản lý thuế là gì?
Đến đây thì chắc bạn cũng đã biết các văn bản hợp nhất luật quản lý thuế thì đầu tiên bạn cần hiểu quản lý thuế là gì. Theo đó, quản lý thuế là việc nhà nước xác lập cơ chế quản lý và các biện pháp để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người tham gia đóng thuế.
Tại khoản 1, điều 3 của luật quản lý thuế năm 2019 các cơ quan quản lý thuế bao gồm:
- Cơ quan thuế: Chi cục thuế khu vực, chi cục thuế, cục thuế, tổng cục thuế
- Cơ quan hải quan: Chi cục hải quan, cục kiểm tra sau thông quan, cục hải quan, tổng cục hải quan
Tính đến thời điểm hiện tại các văn bản pháp luật về quản lý thuế ở Việt Nam có:
- Luật quản lý thuế năm 2006
- Luật quản lý thuế được sửa đổi vào năm 2012
- Luật quản lý thuế năm 2019
Luật quản lý thuế gồm có 17 chương, quy định những vấn đề quan trọng về thuế nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người dân. Mở đầu một văn bản luật thường là những quy định chung bao gồm phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và một số nội dung khác. Kết thúc luật quản lý thuế là chương 17 với tiêu đề “ điều khoản thi hành”.
Tất cả các luật, bộ luật hiện nay đều do Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành. Qua từng thời kỳ, từng giai đoạn sẽ có những thay đổi nhất định để phù hợp với thời cuộc.
Các văn bản hợp nhất luật quản lý thuế hiện hành
Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý thuế đều có sự sửa đổi bổ sung nhiều lần. Tuy nhiên việc thay đổi này lại khiến cho người dân khó theo kịp và nắm bắt được thông tin. Từ đó dẫn đến tình trạng áp dụng sai, thiếu gây ảnh hưởng tới quá trình nộp thuế. Chính vì lẽ đó mà sau mỗi lần sửa đổi chúng ta cần có văn bản hợp nhất luật quản lý thuế.
Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh số 01/2012/UBTVQH13 đã chỉ ra rằng: Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi tổng hợp lại các văn bản sửa đổi bổ sung. Nói cách khác thì đây là thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ những văn bản được ban hành thông qua việc tổng hợp, sửa đổi những điều luật còn hiệu lực và điều luật không còn được sử dụng.
Theo quy định của pháp luật, văn bản hợp nhất là một văn bản độc lập, được sử dụng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Mặt khác, những nội dung trong văn bản này không được trái với nội dung trong văn bản được hợp nhất. Một điều hết sức quan trọng là văn bản hợp nhất không được coi là một văn bản quy phạm pháp luật.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam có những văn bản hợp nhất luật quản lý thuế sau:
- Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH hợp nhất luật quản lý thuế do văn phòng quốc hội ban hành ngày 12/12/2012
- Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH hợp nhất luật quản lý thuế do văn phòng quốc hội ban hành ngày 10/07/2014
- Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH hợp nhất luật quản lý thuế do văn phòng quốc hội ban hành ngày 11/12/2014
- Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH hợp nhất luật quản lý thuế do văn phòng quốc hội ban hành ngày 28/04/2016

Nội dung và những nguyên tắc quản lý thuế
Nội dung
Tại văn bản hợp nhất luật quản lý thuế có những quy định về nội dung quản lý thuế bao gồm:
- Đăng ký thuế, nộp thuế, khai thuế, ấn định thuế
- Thủ tục liên quan đến miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế
- Xóa nợ tiền nộp chậm, tiền thuế, tiền phạt
- Thông tin người nộp thuế và cách thức quản lý
- Cưỡng chế thi hành những quyết định liên quan đến thuế
- Thanh tra, kiểm tra thuế
- Xử lý vi phạm về thuế
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Nguyên tắc
- Thuế được xem là nguồn ngân sách chủ yếu của nhà nước. Nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm tham gia quản lý thuế
- Tất cả việc quản lý thuế đều phải được thực hiện theo quy định của pháp luật
- Quản lý thuế phải đảm bảo công khai, minh bạch, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế
- Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế để đánh giá và lường trước những tình huống xấu
- Quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá mức độ rủi ro, mức độ tuân thủ của người nộp thuế,…
- Sử dụng các biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Trên đây là những thông tin liên quan đến văn bản hợp nhất luật quản lý thuế. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về quản lý thuế thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!